Nguyên nhân gây chấn thương khi chơi cầu lông mà bạn cần biết

Mặc dù cầu lông phù hợp với mọi lứa tuổi, có tính giải trí cao. Nhưng đây cũng được xem là một môn thể thao đối kháng có cường độ cao. Những người chơi cầu lông bán chuyên và chuyên nghiệp sẽ có những trận cầu cường độ cao hơn nhiều so với người chơi bình thường. Các kỹ thuật khi đánh cầu yêu cầu kết hợp nhịp nhàng toàn cơ thể. Chính vì thế mà nhiều người dễ gặp phải chấn thương. Vậy thì bạn có biết đâu là nguyên nhân gây chấn thương khi chơi cầu lông không? Hãy cùng Vợt Cầu Lông Shop tìm hiểu vấn đề qua bài viết sau nhé.

Như thế nào là chấn thương khi chơi cầu lông?

Những người chơi cầu lông khi tập luyện hoặc thi đấu sẽ vô tình gặp phải một số chấn thương. Tình trạng chấn thương có thể nhẹ cho đến nghiêm trọng, ảnh hưởng đến việc chơi cầu lông. Các chấn thương này được gọi là chấn thương trong cầu lông

Những chấn thương khi chơi cầu lông

Nguyên nhân gây chấn thương khi chơi cầu lông

Thông thường, nguyên nhân gây nên tình trạng chấn thương cầu lông là do không khởi động cẩn thận, khởi động sai kỹ thuật. Nếu cơ thể không được làm nóng thì sẽ dễ gặp chấn thương khi xử lý tình huống bất ngờ. Các nhóm cơ và khớp không kịp làm quen với nhịp độ cao. Từ đó dễ dẫn đến nguy cơ chấn thương. 

Kỹ thuật di chuyển và đánh cầu cũng ảnh hưởng lớn đến cơ thể. Khi bạn di chuyển và thực hiện đòn đánh sai kỹ thuật, mất thăng bằng thì rất dễ bị chấn thương, đau cơ, bong gân, trật khớp.

Ngoài vấn đề nội tại. Thì một số vấn đề bên ngoài cũng gây chấn thương là: sân tập, dụng cụ cầu lông, quần áo,…

  • Sân tập: Mặt sân quá trơn sẽ dễ xảy ra tình trạng té, lật sơ mi cổ chân
  • Giày cầu lông: Sử dụng giày kém chất lượng, không phải loại giày chuyên dụng cho cầu lông. Đế giày quá cao hoặc quá thấp. Giày quá trơn hoặc quá bám.
  • Vợt cầu lông: Dùng vợt kém chất lượng cũng dễ khiến tay phải chịu nhiều áp lực, trật khớp vai, khuỷu tay và căng cơ.

Chấn thương khi chơi cầu lông

Chấn thương về cơ và khớp

Tình trạng chấn thương về cơ và khớp là hai dạng chấn thương thường gặp nhất khi chơi cầu lông. Nguyên nhân gây chấn thương khi chơi cầu lông như sau: 

Chấn thương cơ:

Các tình trạng bị thương ở cơ là: giãn cơ, căng cơ, rách cơ, đứt cơ.

  1. Giãn cơ: thường xảy ra khi hoạt động mạnh và liên tục khiến khả năng co dãn cơ bị hạn chế
  2. Căng cơ: khá thường gặp khi cơ thể chưa được khởi động đủ. Cơ thể chưa đủ “nóng” mà đã phải hoạt động mạnh, nhanh quá sức khiến cơ không theo kịp, bị kéo căng. 
  3. Rách cơ: loại tình trạng này khá nặng, khó lành hơn 2 loại chấn thương trước. Nhóm cơ đã bị tổn thương nặng, khiến chúng bị sưng phù, chảy máu, dẫn đến máu ứ cục. Cần phải can thiệp y tế, phẫu thuật để điều trị.
  4. Đứt cơ: đây là loại chấn thương ở mức nghiêm trọng. Thuộc dạng chấn thương nghiêm trọng nhất ở cơ. Có thể bị đứt hoàn toàn, khớp sưng, lỏng lẻo và ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hoạt động. Cần phải can thiệp y tế, phẫu thuật để điều trị.

Chấn thương khớp:

Có 2 dạng chấn thương về khớp thường thấy ở nhóm người chơi cầu lông là: trật khớp và bong gân

  1. Trật khớp: nguyên nhân gây chấn thương khi chơi cầu lông trật khớp là do hoạt động mạnh với cường độ cao. Điểm chạm sai vị trí khiến cơ và ổ khớp bị trật, lệch đi
  2. Bong gân: khi cơ thể hoạt động mạnh và nhanh quá mức dễ xảy ra tình trạng dây chằng quanh khớp bị giãn. Cộng thêm khi điểm tiếp xúc không chính xác sẽ dẫn đến tình trạng dây chằng bị rách một phần hoặc toàn bộ.

Các nguyên do gây chấn thương khi chơi cầu lông

Biện pháp sơ cứu khi bị chấn thương cầu lông?

Cách thức sơ cứu thường gặp khi chấn thương sau đây là dựa theo nguyên tắc trị liệu PRICE. Cụ thể nguyên tắc là:

  • Protection (P): Bảo vệ vết thương, chấn thương. Tránh tình trạng đụng, chạm khiến vết thương bị tổn thương thêm. Dùng băng gạc hỗ trợ bảo vệ vết thương.
  • Rest (R): Để vết thương được nghỉ ngơi. Nên hạn chế vận động, chạm vào khu vực bị thương. Cho vết thương được hồi phục
  • Ice (I): Phương pháp trị liệu bằng đá lạnh giúp giảm đi cơn đau, hạn chế tình trạng viêm.
  • Compression (C): Dùng băng gạc và nẹp để ép, cố định vết thương, giảm sưng.
  • Elevation (E): Luôn đặt nơi bị thương ở cao hơn so với tim. Giúp cải thiện lưu thông máu đến vùng đó và tránh sưng thêm.

Khi đã tìm hiểu qua về nguyên nhân gây chấn thương khi chơi cầu lông. Thì chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về các cách điều trị, hồi phục khi bị thương cơ và khớp

Cách hồi phục khi bị chấn thương cơ

Đối với tình trạng giãn cơ

Bị thương nhẹ. Cơ, dây chằng, gân bị kéo giãn đôi chút, Tổng thương tích ở nhóm cơ thấp hơn 25%. Người bị thương sẽ cảm thấy đau ở vùng cơ khi mới bị chấn thương. Sau đó sẽ cơn đau sẽ dịu lại và vết thương bị sưng nhẹ. 

Cách điều trị: Xác định vị trí bị thương. Chườm đá lạnh để giảm sưng. Tiếp theo là thoa nhẹ dược liệu trị đau cơ. 

>> Xem thêm: Kỹ thuật cầm vợt cầu lông chuẩn

đánh cầu lông bị đau lưng

Đối với tình trạng căng cơ:

Khi bị căng cơ, người bị thương sẽ cảm thấy rất đau và phải tạm dừng các hoạt động. 

Cách điều trị: Chườm đá thường xuyên trong 1-2 ngày. Khi bị thương thì tạm thời không hoạt động mạnh, không xoa bóp. Nghỉ ngơi để nhóm cơ hồi phục. Sau 2 tuần thì có thể xoa bóp và tập luyện nhẹ.

Đối với tình trạng rách cơ và đứt cơ:

Người bị rách cơ, đứt cơ sẽ cảm thấy cơn đau mạnh và dữ dội. Xuất hiện những vết bầm và sưng to do các sợi cơ bị rách. Khớp cũng có thể bị ảnh hưởng, rất dễ trật khớp. Khi bị đứt cơ thì tổng số lượng cơ bị tổn thương lên đến 75%, gây nên tình trạng tụ máu bầm nhiều ngày.

Cách điều trị: Chườm đá và không nên xoa bóp vết thương. Chườm đá để giảm sưng. Sau đó phải đi đến các trung tâm y tế để được kiểm tra và điều trị tốt nhất. Tùy vào mức độ nặng của vết thương mà có thể dẫn đến tình trạng canxi hóa u máu.

>> Xem thêm: Đánh cầu lông có giảm cân không?

Cách giúp hồi phục sau chấn thương khớp

Nếu bạn đã tìm hiểu về nguyên nhân gây chấn thương khi chơi cầu lông thì cũng nắm được các lý do bị thương ở khớp. Thông thường, các vết thương ở khớp khi chơi cầu lông sẽ không quá nghiêm trọng như một số môn thể thao đối kháng như: đá banh, bóng rổ,…

Cách điều trị khi bị trật khớp hoặc bong gân:

  • Bạn cần nghỉ ngơi một thời gian. Hạn chế hoạt động mạnh và luyện tập
  • Chườm đá lạnh để giảm khả năng tụ máu, giảm viêm nhiễm, chống sưng.
  • Dùng băng gạc và nẹp để cố định khớp. Cuốn và ép chặt vùng bị thương ở những vòng đầu và thả lỏng dần. Làm như vậy sẽ cố định được vết thương, tránh bị sưng, lệch khớp.
  • Thường xuyên kê cao nơi bị thương hơn tim. Như thế sẽ giúp cho máu trở về tim tốt hơn, hạn chế tình trạng sưng, viêm. Nên đặt cao hơn tim từ 10-15 cm

Chấn thương khớp khi chơi cầu lông

Phương pháp phòng ngừa chấn thương khi chơi cầu lông

Sau khi tìm hiểu các nguyên nhân gây chấn thương khi chơi cầu lông. Thì chúng tôi cũng chia sẻ thêm về những cách phòng ngừa, tránh để bị thương khi chơi cầu lông dành cho những bạn yêu thích bộ môn này.

  • Thứ nhất: Nên khởi động thật kỹ cơ thể, khởi động đúng kỹ thuật. Thực hiện các bài căng cơ, giãn cơ và xả cơ trước và sau khi chơi cầu lông.
  • Thứ hai: Luyện tập đúng các kỹ thuật di chuyển, động tác vung vợt để hạn chế chấn thương
  • Thứ ba: Kết hợp luyện tập thể lực, cơ bắp để cải thiện sức khỏe thể chất. Tăng khả năng hồi phục và sức bền.
  • Thứ tư: Chọn lựa sân cầu lông chất lượng đạt tiêu chuẩn. Mặt sân không bị trơn trượt, không có các vết lồi lõm,…
  • Thứ năm: Dùng kết hợp các phụ kiện bảo hộ đi kèm khi chơi cầu lông. Ví dụ một số món phụ kiện cầu lông như: băng cổ chân, băng cổ tay,…
  • Thứ sáu: Chuẩn bị vợt cầu lông chính hãng, chất lượng. Những cây vợt tốt sẽ giúp bạn dễ kiểm soát lực và quả cầu. 
  • Thứ bảy: Lựa chọn giày cầu lông chất lượng. Các mẫu giày cầu lông chuyên dụng sẽ phù hợp cho bạn di chuyển trên sân cầu lông. 

Bài viết chia sẻ về những nguyên nhân gây chấn thương khi chơi cầu lông. Đồng hướng dẫn các cách sơ cứu và biện pháp phòng ngừa chấn thương. Mong rằng những kiến thức này sẽ giúp các bạn yêu cầu lông hạn chế được tình trạng chấn thương khi đánh cầu. Các bạn cũng đặc biệt lưu ý, những chấn thương nặng, nghiêm trọng thì bạn chỉ nên sơ cứu và nhanh chóng đến các trung tâm y tế để được chẩn đoán, điều trị tốt nhất

Tư vấn: