Top 6 Bài tập bổ trợ cầu lông cải thiện kỹ năng cực đơn giản

Không có một chiến thắng trên sân đấu nào là không cần sự rèn luyện các kỹ năng cần thiết để trở thành những vận động viên, các vợt thủ chuyên nghiệp. Luyện tập mỗi ngày không chỉ giúp bạn nâng cao trình độ đánh cầu lông mà còn giúp bạn tránh được những rủi ro chấn thương không đáng có. Trong bài viết này, VỢT CẦU LÔNG SHOP sẽ chia sẻ các bài tập bổ trợ cầu lông được áp dụng nhiều nhất với các đọc giả. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Bài tập bổ trợ cầu lông với động tác gánh tạ

Bài tập gánh tạ sẽ giúp các cơ phát triển và trở nên săn chắc hơn bình thường. Giúp người chơi cầu lông có độ bền khi lên sân đấu. Những tác dụng không ngờ của bộ môn gánh tạ này bao gồm:

  • Tăng cơ và biến đổi cơ mông cơ đùi trước, cơ đùi sau, cơ bắp chân và các cơ chính của cơ thể
  • Tăng cường sức mạnh cho xương, mô và các khớp liên kết
  • Tăng tính linh hoạt và khả năng giữ thăng bằng của cơ thể và cơ bắp chân.
  • Phát triển các cơ bắp giúp bạn có thể dễ dàng xoay người, bật nhảy, rướn, sải,… để đỡ cầu trên sân.
  • Bài tập bổ trợ cầu lông này giúp thay đổi nội tiết tố nhằm thúc đẩy tăng trưởng DHEA, đây được xem là một hoóc môn tuyệt vời giúp bạn đốt các chất không cần thiết, dư thừa trong cơ thể và nó sẽ là tiền đề giúp xây dựng cơ bắp, tăng cường tâm trạng tốt, khả năng miễn dịch cho sau này.

nâng tạ bổ trợ đánh cầu lông

Bài tập tạ Kettlebell Woodchopper giúp nâng cơ tay

Kettlebell là một loại tạ nắp ấm thường thấy ở bộ môn gym. Khi tập với tạ này, bạn sẽ tăng cường sức khỏe nhanh chóng, đặc biệt là nâng cơ. Trong trường hợp không có tạ Kettlebell bạn cũng có thể sử dụng tạ tay bình thường để luyện tập.

Woodchopper là một động tác thú vị được các vận động viên thể hình biết đến rất nhiều. Động tác tuy đơn giản nhưng lợi ích mang lại thì thật sự tuyệt vời. Đây được xem là một động tác đùng kỹ thuật và sẽ trở thành xu hướng trong các bài tập gym trong tương lai.

Mọi người rất hay hiểu nhầm động tác Dumbbell woodchoppers là một động tác ngồi lên ngồi xuống. Nhưng sự thật không phải! Động tác này có thể hiểu đơn giản là động tác chặt cây bằng rìu theo hướng chéo xuống dưới đất. Thao tác này có tác dụng tăng cường sự ổn định của cột sống và hỗ trợ siết chặt cơ bụng cho người tập 

Ngoài ra, khi áp dụng bài tập bổ trợ cầu lông này. Bạn nên giữ tạ bằng 2 tay, đưa tạ lên qua vai một chút rồi xoay người trùng gối và đưa tạ đi xuống theo một đường chéo ngang với hông. Lưu ý một điều là không được áp dụng động tác này khi đang squat. Chỉ thực hiện cho riêng vùng cánh tay và lặp lại ít nhất 15 lần 

bài tập bổ trợ cầu lông kettlebel

Bài tập bổ trợ cầu lông cho cổ tay với các vật dụng quen thuộc

Khi ra sân sức mạnh từ cổ tay cầm vợt là hết sức quan trọng để phản công. Để làm được điều này bạn cần tập luyện để tăng cường sự dẻo dai cho cổ tay. Các cách thực hiện như sau:

Thay vì dùng cây vợt cầu lông bạn có thể sử dụng một chai nước, tiếp đó bạn đều đặn gấp cổ tay theo từng nhịp, cứ tưởng tưởng giống như bạn đang trên sân thi đấu. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng Power Ball để làm dung cụ tập luyện thay thế cho chai nước.

Powerball là một dụng cụ rất thú vị đối với người chơi. Nó sẽ giúp bạn tăng sức mạnh cho cơ tay và tăng tốc độ khi sử dụng tay. Bên cạnh đó, công cụ này không chỉ áp dụng cho bộ môn cầu lông. Chúng còn áp dụng cho các bộ môn khác như: tennis, bóng bàn, golf, leo núi bóng chày,… và cả những môn nhạc cụ như đàn piano, organ… 

Ngoài ra, dụng cụ thể thao này còn giúp bạn làm nóng và khởi động các cơ, tăng sự dẻo dai tránh được các chấn thương trong tương lai khi thi đấu.

bài tập cổ tay bổ trợ cho đòn đánh cầu lông

Bài tập bổ trợ cầu lông giúp nâng cao kỹ năng phản xạ trên sân đấu

Đầu tiên bạn cần chuẩn bị 1 không gian tập luyện có bức chắn hoặc bức tường. Để cầu lông có thể nảy lại khi đánh để tăng kỹ năng phản xạ trên sân. 

Các bước thực hiện khá đơn giản. Bạn hãy đứng cách xa tường chắn từ 2 đến 3 mét. Sau đó đánh cầu lông vào tường rồi dự đoán tốc độ cầu sẽ bật lại về phía mình và vung vợt để đỡ cầu.

Thực hiện động tác này nhiều lần bạn sẽ gia tăng tốc độ và phản xạ nhanh khi thấy cầu nảy lại tiến về phía mình. Bài tập này khá đơn giản có thể thực hiện tại nhà và mang lại hiệu quả vượt trội cho người chơi.

Ngoài việc ưu tiên cho kỹ năng phản xạ. Bạn cũng cần các bài tập tăng cường sức mạnh cho chân và mắt cá chân. Vì cầu lông là bộ môn có nhiều động tác bật nhảy và di chuyển khá nhanh. Do đó bạn cần phải có một cơ chân khỏe mạnh để đáp ứng được điều này.

Bài tập bổ trợ cầu lông tăng cường kỹ năng di chuyển 

Tốc độ trên sân thi đấu là điểm cộng rất lớn để phản đòn. Nếu bạn muốn dành chiến thắng. Tăng cường tập luyện kỹ năng di chuyển để cải thiện tốc độ là điều vô cùng cần thiết.

Một ý nghĩ sai lầm thường thấy của người chơi cầu lông là đứng im một chỗ có vị trí thuận lợi để đỡ cầu là được. Nhưng nếu áp dụng chiến thuật này thì khi bạn cần di chuyển thì rất có thể sẽ bị té hoặc bị chấn thương do phản xạ di chuyển không kịp.

Cách để rèn luyện kỹ năng này như sau: Bạn nên chạy bức tốc, tập di chuyển đánh cầu qua 4 góc sân và 2 bên, lưu ý là nên tập luyện nhanh chỉ với 1 động tác.

Sự ổn định đến từ đôi chân là yếu tố quyết định sự chiến thắng của bạn. Những thay đổi quá nhanh chóng thường gây nhiều áp lực đến mắt cá và bắp chân. Như vậy sẽ khiến bạn dễ kiệt sức hơn người khác. Vì vậy việc củng cố sức mạnh để cân bằng cho đôi chân là điều cần thiết. Nó sẽ giúp bạn dễ dàng thay đổi hướng di chuyển nhanh chóng khi đấu tập hoặc ra sân thi đấu.

Các bài tập bổ trợ cầu lông được áp dụng tại nhà có thể kể đến như: Xoay mắt cá chân, nhón mũi chân, chạy bước nhỏ tại chỗ,…

Cải thiện tốc độ bổ trợ cầu lông

Bài tập luyện kỹ thuật cầm vợt cầu lông 

Kỹ năng cuối cùng cần có khi thi đấu là kỹ thuật cầm vợt khi đập cầu. Bạn có thể luyện tập tại nhà với các bước như sau:

  • Bạn để vợt theo chiều nằm ngang. Tay không thuận cầm lấy cổ vợt, tay thuận xòe ra đặt sát mặt vợt.
  • Bạn vuốt nhẹ từ giữa mặt vợt xuống cán và dừng lại ở gần cuối cán vợt. Ngón cái và ngón trỏ tạo thành góc nhọn nắm lấy hai má trái và phải của cán vợt.
  • Nhớ để ba ngón còn lại nắm tự nhiên ở phần dưới của ngón trỏ. Ngón trỏ cách 3 ngón này khoảng 1cm. Mặt vợt và chiều dài của cẳng tay cùng nằm trên một mặt phẳng không gian.
  • Tay cầm vợt phải thoải mái để điều khiển vợt linh hoạt. Không nên cầm quá gò bó, cứng nhắc sẽ làm cản trở động tác đánh cầu của bạn.

cần tập cầm vợt chuẩn

Bài viết trên đã chia sẻ đầy đủ các bài tập bổ trợ cầu lông cực đơn giản. Bạn hoàn toàn có thể luyện tập hằng ngày tại nhà. Chúc các vợt thủ áp dụng thành công để cải thiện các kỹ năng còn thiếu của mình. Luôn chiến thắng trên sân đấu!

Tư vấn: