Bộ môn cầu lông có các thể thức thi đấu bao gồm: Đánh đơn và đánh đôi. Sau khi đã tìm hiểu về bộ luật thi đấu đơn thì bài viết này sẽ chia sẻ thêm về luật cầu lông đôi dành cho các bạn mới tham gia.
Khi thi đấu cầu lông đôi, bạn không chỉ phải nắm vững những yếu tố kỹ thuật, thể lực nền tảng, khả năng phối hợp. Bạn còn cần phải hiểu được luật thi đấu đôi để tránh bị mất điểm. Phần lớn các luật chơi cầu lông đôi cũng giống như luật cầu lông đơn. Chúng tôi sẽ giới thiệu một số điểm khác biệt về luật đánh đôi.
Giới thiệu luật cầu lông đôi
Cũng giống như luật cầu lông đơn, luật thi đấu đôi được BWF quy định và tất cả giải thi đấu lớn quốc tế đều tuân theo bộ luật này. Sau đây là một số quy định cơ bản về sân.
Khác với khi thi đấu đôi. Phần sân cầu lông đấu đôi có kích thước lớn hơn. Chiều rộng tối đa là 6,1m. Chiều dài của sân là 13,4m. Dựa theo luật đánh cầu lông đôi, các vạch kẻ tạo nên những đường giới hạn trên sân như: đường biên phát cầu, hai biên,… Mép lưới cũng có kích thước và chiều cao tương tự như khi đấu đơn (cao 1,55m ở biên và 1,54m khi ở giữa sân.)
Luật giao cầu lông đôi
Không chỉ có khác biệt về kích thước sân. Quy định và cách thực phát cầu lông khi đấu đôi cũng khác so với cầu lông đơn.
Vị trí đứng của bên giao cầu
- Trường hợp chưa có điểm hoặc điểm chẵn:
Luật thi đấu cầu lông đôi quy định các vận động viên của bên giao cầu sẽ phát cầu từ vị trí ô bên phải.
- Trường hợp điểm lẻ:
Người thực hiện phát cầu sẽ đứng ở vị trí ô bên trái
Bất cứ lượt phát cầu nào cũng phải được thực hiện từ ô giao cầu tương ứng với số điểm của bên phát cầu hiện có
Vị trí đứng của bên nhận cầu cũng tương tự
Người thi đấu bên phía nhận cầu sẽ phải đứng chéo với ô giao cầu. Người thi đấu sẽ không được thay đổi vị trí đứng cho đến khi bên họ thắng được 1 điểm khi bên họ là bên giao cầu
>> Xem thêm bài viết chia sẻ về Luật cầu lông đơn
Cách tính điểm trong luật cầu lông đôi
Cách thức tính điểm cũng tương tự khi thi đấu đơn. Cả hai bên sẽ đỡ và đánh cầu về phần sân đối thủ trong 1 nhịp chạm. Khi quả cầu lông chạm phần sân của bên nào thì bên còn lại sẽ được 1 điểm.
Một số quy định khác cần lưu ý khi thi đấu cầu lông đôi
Trường hợp cầu ngoài cuộc
Trọng tài sẽ tính cầu ngoài cuộc khi rơi vào các tình huống sau đây:
- Cầu chạm cột hoặc lưới và rơi xuống sàn.
- Cầu rơi xuống sàn
- Cầu chạm vào cơ thể người thi đấu
- Cầu bay ra ngoài sân
- Khi xảy ra lỗi và được trọng tài yêu cầu ngừng
Thời gian diễn ra trận cầu
Dựa theo luật cầu lông đôi, trận đấu sẽ được diễn ra liên tục kể từ khi thực hiện phát cầu cho đến khi cầu chạm sàn. Một số trường hợp mà trận đấu sẽ được nghỉ như sau
Giờ nghỉ giữa hiệp
- Mỗi ván đấu sẽ có thời gian nghỉ giữa ván. Khi có một bên đạt 11 điểm thì sẽ được nghỉ 1 phút.
- Mỗi trận đấu sẽ có 3 ván. Giữa mỗi ván, vận động viên sẽ được nghỉ tối đa 2 phút.
Nghỉ khi gặp tình huống ngoài lề
Một số trường hợp nghỉ ngoài luật sẽ được quyết định bởi trọng tài.
Đôi khi các trận đấu sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài hoặc vi phạm lỗi. Trọng tài sẽ quyết định tạm dừng trận đấu và giữ nguyên tỉ số.
>> Xem thêm bài Kỹ thuật đánh cầu lông
Một số lỗi vi phạm cần tránh
Trong quá trình diễn ra trận đấu. Các vận động viên không được trì hoãn hoặc tự ý dừng trận đấu. Mọi quyết định nghỉ hay tạm dừng đều phải tuân theo chỉ thị của trọng tài. Sau đây là một số quy định của luật cầu lông đôi.
Hội ý nghe chỉ dẫn từ huấn luyện viên và rời sân
Cũng như nhiều bộ môn thể thao khác. Khi trận đấu đang diễn ra thì huấn luyện viên không được chỉ đạo vận động viên. Ngoài ra, khi trận đấu đang diễn ra, người chơi sẽ không được phép rời sân nếu không được trọng tài cho phép.
Các lỗi vi phạm về hành động của vận động viên
Bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây, để hạn chế các tình trạng bị cảnh cáo, phạt lỗi.
- Người chơi không nên dùng lời hoặc hành động để dừng trận đấu
- Người chơi không được thực hiện các động tác gây ảnh hưởng tới quả cầu lông
- Người chơi không được gây hấn, xúc phạm đối thủ, trọng tài,…
Luật đổi sân khi thi đấu
Luật cầu lông đôi cũng yêu cầu đổi sân tương tự luật cầu lông đơn. Một số trường hợp sẽ phải đôi sân là:
Khi kết thúc ván đấu 1, 2 và 3
Khi một bên đạt 11 điểm ở ván đấu thứ 3
Đôi khi sẽ xảy ra tình huống quên đổi sân. Nếu tình trạng này diễn ra, bạn phải đợi cầu ngoài cuộc và đợi trọng tài đưa ra quyết định tạm dừng để đổi sân thì mới được thay đổi sân.
Xử lý các lỗi khi phạm luật thi đấu
Khi vi phạm các lỗi. Tùy vào mức lỗi mà bạn sẽ được trọng tài nhắc nhở, cảnh cáo hoặc truất quyền thi đấu. Nếu nhận 2 lần cảnh cáo thì bạn sẽ bị tính là phạm lỗi 1 lần. Tránh để phạm lỗi quá nhiều. Vì như vậy sẽ dễ bị trọng tài báo cáo lên tổng trọng tài và rất có thể bị truất quyền thi đấu.
Bài viết chia sẻ một vài điều khác biệt của luật cầu lông đôi. Để trở thành một người chơi cầu lông giỏi thì việc hiểu rõ luật thi đấu cầu lông đơn và đôi là vô cùng quan trọng. Nếu bạn có trình độ cao mà lại bị xử thua vì phạm luật thì rất là tức tối phải không nào.
Nếu bạn là người mới tham gia bộ môn này và không biết lựa chọn dụng cụ ở đâu uy tín thì có thể ghé Vợt Cầu Lông Shop – Cửa hàng bán vợt cầu lông chính hãng tại Việt Nam. Mua hàng tại đây, các bạn sẽ nhận được nhiều ưu đãi khủng nhất thị trường. Sản phẩm chính hãng – Giá cả cạnh tranh – Chương trình bảo hành đặc biệt nhất trên thị trường..
- TOP 5 vợt cầu lông 5u tốt nhất nhẹ nhàng phù hợp chị em
- Nguyên nhân gây chấn thương khi chơi cầu lông mà bạn cần biết
- Thực hư chơi cầu lông có bị to tay không? Có phù hợp cho nữ không?
- Hai tay vợt Đài Bắc Trung Hoa nhận thưởng hàng chục tỷ đồng
- Top 5 Giày cầu lông nam xịn nhất, bán chạy nhất thị trường
- Top 5 mẫu quấn cán vợt cầu lông vải cực đỉnh được ưa chuộng năm 2024
- Top 10 Giày cầu lông nữ tốt, đẹp, bền, giá rẻ đáng mua nhất
- Đánh cầu lông có tác dụng gì đối với thể chất và tinh thần?
Tư vấn: