Bóc cốt vợt cầu lông có cần thiết? Điều này có gây hại cho vợt không?

Cốt vợt chính là phần đầu của cây vợt. Nó thường được làm từ các loại vật liệu như: graphite, carbon fiber, nhôm, titan hoặc hỗn hợp. Bóc cốt vợt cầu lông là một quá trình quan trọng và cần thiết. Bóc cốt vợt rất cần thiết vì để duy trì và nâng cao hiệu suất của cây vợt. Khi chúng ta thực hiện việc này đều đặn. Nó sẽ khiến cho cây vợt của bạn trở thành một thanh bảo kiếm đầy mạnh mẽ.

Cốt vợt cầu lông là gì?

Cốt vợt cầu lông là phần đầu của cây vợt cầu lông. Phần đầu cây vợt được làm bằng các vật liệu như: graphite, carbon fiber, nhôm, titan hay kết hợp nhiều loại vật liệu khác nhau. Các loại vật liệu này giúp làm cho cây vợt trở nhẹ, cứng và đàn hồi. Vợt cầu lông gồm các thành phần như dây đan bọc quanh đầu cốt vợt và tay cầm.

  Tại sao phải bóc cốt vợt

Vì sao phải bốc cốt vợt cầu lông?

Đa số người chơi cầu lông cho rằng không cần tháo lớp cốt vợt của nhà sản xuất. Nên chỉ cần quấn cán đè lên là được. Tuy nhiên, đây không phải là hành động đúng đắn. Khi chúng ta làm như vậy chúng ta chỉ làm tăng trọng lượng của cây vợt ở phần tay cầm, cánh tay đòn. Một vấn đề hơn là phần tay cầm vợt sẽ bị to lên vì 2 lớp chồng lên nhau. Điều này sẽ làm cho bạn khó xoay chuyển cây vợt trong các pha đập cầu dọc biên hoặc cầu ngoài tầm.

Bóc cốt vợt cầu lông và thay băng quấn cán giúp bạn có được những pha đập cầu có độ cắm hơn, tạo cho bạn cảm giác vừa tay và thoải mái. Việc làm này chủ yếu giúp cho bạn có được độ linh hoạt cao hơn. Từ người chơi phong trào đến vận động viên chuyên nghiệp hầu như đều chọn cách bóc cốt vợt và thay quấn cán mới. Điều này cũng cho chúng ta thấy hiệu quả của phương pháp này đến cây vợt cầu lông của bạn.

>> Xem thêm các chia sẻ quấn cán vợt cầu lông

Bốc cốt vợt cầu lông là làm gì?

Khi tháo lớp cốt vợt cầu lông, bạn nên thực hiện một cách chậm rãi và khéo léo. Nếu bóc quá nhanh sẽ khiến lớp keo dính còn thừa lại trên cán. Điều này sẽ làm cho lớp quấn mới sẽ không được chặt. Chúng ta nên bóc từ ở phần trên xuống phần cuối cán.

Phần đen của cốt cán đôi khi dính quá chặt khi không bóc được. Bạn có thể dùng máy sấy tóc sấy vào những chổ dính. Hơi nóng sẽ giúp bạn bóc cốt cán vợt dễ hơn. Sau khi bóc cốt vợt, bạn nên quấn thêm lớp băng dính đen để bảo vệ và quấn cốt mỏng của Victor, Yonex trước khi quấn cán. Việc làm này sẽ giúp cho bạn cầm vợt được êm và thoải mái hơn.

Sau khi cốt cũ đã được gỡ ra, bạn sẽ thấy lỗ đinh cốt trên vợt cầu lông. Bạn cần làm sạch kỹ lưỡng khu vực này, loại bỏ bụi bẩn hoặc những cặn bám còn sót lại. Điều này giúp đảm bảo cốt mới sẽ được sạch sẽ.

Bóc cốt vợt cầu lông là gì?

Cách quấn cán sau khi bốc cốt vợt cầu lông

Trước khi quấn cán vợt, bạn cần nên vệ sinh sạch sẽ cán vợt. Trước khi bạn thực hiện quấn cán vợt thì việc chọn lựa các loại quấn cán vợt thích hợp rất quan trọng. Quấn cán vợt hiện nay có nhiều thương hiệu, kích thước cũng như độ dày của quấn cán. Bạn nên chọn loại phù hợp với cây vợt bạn muốn. Quấn cán có công dụng giảm mồ hôi lòng bàn tay, nó sẽ giúp ma sát tốt và tạo cảm giác chắc chắn khi chơi cầu lông.

– Khi bỏ dây quấn ra khỏi bao bì và tháo dây quấn ra bạn sẽ thấy dây quấn sẽ có một đầu nhỏ và một đầu lớn. Lưu ý bạn sẽ có thêm 1 miếng băng keo đen và bạn nên giữ nó lại để dán.

– Bạn nên quấn từ phía cuối của cán vợt sau đó quấn dần dần lên đầu cán. Phần đầu dây quấn lớn phải được dán vào cuối cán vợt (lưu ý: bạn nên chừa 1 đoạn nhỏ để có thể ôm vào đáy cán vợt). Sau đó, xoay dây quấn một vòng đi dọc theo các cạnh dưới cùng của tay cầm.

– Chúng ta tiếp tục quấn và kéo với độ mạnh vừa phải. Chúng ta quấn dần cho đến hết phần đầu vợt. Bạn cũng cần phải điều chỉnh sao cho dây quấn vừa đủ để quấn hết tay cầm vợt.

– Khi bạn đã quấn xong, bạn dùng miếng băng dính đen để cố định dây quấn và chỉnh sửa cho phù hợp nhất.

– Cuối cùng bạn nên kiểm tra các vết quấn lại một lần nữa nhằm đảm bảo nó ngay ngắn và chặt nhất.

Lưu ý khi quấn cán vợt cầu lông.

  • Canh chỉnh không hợp lý sẽ làm dây quấn không đủ làm cho mối quấn bị xù và nhanh hỏng.
  • Dây quấn nên phù hợp với bạn, nếu bạn dễ bị đổ mồ hôi tay nên sử dụng quấn vải. Nó không quá trơn hoặc quá dày.
  • Không nên thực hiện quấn cán vợt từ phần đầu cán vợt trở xuống. Điều này sẽ làm dây quấn rất dễ bung.

>> Xem thêm bài viết cách quấn cốt vợt cầu lông

Bóc cốt vợt cầu lông có tốt không?

Bóc cốt vợt cầu lông và thay băng quấn cán giúp bạn có được những pha đập có độ cắm hơn. Việc này giúp cho bạn có cảm giác vừa tay và thoải mái. Việc làm này rất đáng để thực hiện và nó giúp cho bạn bảo quản cây vợt của mình được tốt hơn. Hy vọng qua bài viết này sẽ giải đáp được thắc mắc có nên bóc cốt vợt.

Tư vấn: