Chấn thương cổ chân có biến chứng không? Top 5 Bài tập phục hồi

Khi tham gia các môn thể thao hoặc các vận động cơ thể trong sinh hoạt hằng ngày rất khó tránh khỏi các chấn thương, bất cẩn của bản thân. Vì vậy, chấn thương ở cổ chân cũng được xếp loại vào các tổn thương nguy hiểm bạn cần phải chú ý. Vậy bạn đã biết cách điều trị xử lý khi cổ chân bị sưng đau chưa? Hãy cùng VỢT CẦU LÔNG SHOP tìm hiểu ngay dưới bài viết này!

Chấn thương cổ chân là gì?

Chấn thương cổ chân là tình trạng tổn thương dây chằng sên mác trước. Đây là một loại tổn thương cơ chân và xương trong quá trình đi lại hoặc tham gia các môn thể thao. 

Bạn có thể hiểu khớp cổ chân được tạo bởi xương tibia, fibula, talus, và được bao quanh bởi một hệ thống các dây chằng (ligaments). Các dây chằng xung quanh đóng vai trò cân bằng nhằm giúp cho cổ chân của bạn hoạt động nhịp nhàng. 

Chấn thương cổ chân khi đánh cầu lông

Nguyên nhân nào dẫn đến chấn thương cổ chân?

Các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng cổ chân bị chấn thương là do:

  • Do trước đây chân đã bị tổn thương ở dạng cấp tính hoặc mãn tính và tái đi tái lại nhiều lần 
  • Lực gấp bàn chân và nghiêng bàn chân quá mức cho phép gây ra các cơn đau kéo dài 
  • Các trường hợp bạn bị bong gân khiến cho dây chằng sên mác trước bị tổn thương nghiêm trọng đến 90%, trong đó có 50-75% liên quan đến dây chằng mác gót và 10% ảnh hưởng đến dây chằng sên mác sau. 

Triệu chứng thường thấy khi bị chấn thương cổ chân là gì?

Các biểu hiện thường gặp nhất khi xảy ra tình trạng cổ chân bị chấn thương bao gồm:

  • Bạn sẽ cảm giác sưng, đau, lỏng khớp khi di chuyển hoặc vận động cơ thể một cách rõ rệt 
  • Kèm theo đó, là những tổn thương sâu bên trong ảnh hưởng đến các chức năng khác của khớp cổ chân như gai xương, viêm màng hoạt dịch gây hẹp khoang, tổn thương xương sụn trong khớp gây. Điều này làm hạn chế vận động của cổ chân bạn.

Chấn thương cổ chân gồm mấy dạng?

Bong gân khớp cổ chân

Bong gân là trường hợp dây chằng quanh khớp cổ chân bị kéo căng quá mức so với bình thường gây tổn thương các cơ ở cổ chân. Bong gân có thể xảy ra khi bàn chân của bạn đột ngột bị bẻ cong vào trong hoặc ra ngoài khiến cho khớp cổ chân không kịp thích ứng. Tình trạng này bạn có thể thấy hoặc gặp phải trong các chấn thương thể thao.

Gãy xương ở khớp cổ chân

Bên cạnh việc tổn thương các cơ và mô mềm gây ra bong gân thì những chấn thương nói trên cũng có thể khiến xương ở cổ chân bị gãy. Khi gãy xương tại vị trí này thì dây chằng sẽ bị rách và sụn cũng bị tổn thương. Tùy vào mức độ gãy xương mà mức độ nghiệm trọng cũng sẽ khác nhau. Đôi khi những vết nứt nhỏ tại cương cổ chân có thể bị hở và dâm xuyên qua da gây nguy hiểm và có thể buộc phải phẫu thuật.

Khi bị bạn sẽ liên tục đau nhói, sưng tấy, bầm tím và cứng khớp cổ chân. Khả năng đi lại rất khó và không thể đứng trụ như bình thường được nữa.

>> Xem thêm Chấn thương cổ tay khi chơi cầu lông

Chấn thương cổ chân

Viêm gân

Nếu bạn bị chấn thương dẫn đến viêm gân thì sẽ có 2 khả năng xảy ra. Một là viêm gân cấp, trường hợp này có thể tự khỏi trong thời gian từ 2 đến 4 tuần. Hai là viêm gân mãn tính có thể kéo dài hơn 6 tuần để tự lành. 

Khi bị viêm gân các cơn đau sẽ kéo dài và trở nên tồi tệ hơn nếu bạn liên tục hoạt động phần cơ cổ chân. Biểu hiện thường thấy là sưng đỏ, đôi khi có kèm nóng và đỏ, đồng thời gây cứng và đau khớp cổ chân nên rất khó đi lại như bình thường. 

Chẩn đoán các chấn thương cổ chân như thế nào?

Khi đến thăm khám tại các cơ sở y tế bạn sẽ được khám lâm sàng các vết sưng bầm tím, tình trạng đau khi sờ nắn bởi các bác sĩ chuyên khoa 

Các bước tiếp theo sẽ bao gồm: Xquang khớp cổ chân và chụp cộng hưởng từ khớp cổ chân

Cuối cùng là phân loại mức độ nghiêm trọng của chấn thương vùng cơ thể này:

  • Độ I: Giãn dây chằng. Cổ chân sưng đau nhẹ, không bị lỏng khớp, hồi phục nhanh.
  • Độ II: Đứt bán phần dây chằng. Cổ chân sưng đau vừa, lỏng khớp vừa.
  • Độ III: Đứt hoàn toàn dây chằng. Cổ chân sưng đau, bầm tím nhiều, lỏng lẻo khớp nhiều.

Chơi cầu lông đau cổ chân

Điều trị chấn thương cổ chân bằng cách nào?

Đối với tình trạng cổ chân bị chấn thương cấp tính

Bạn cần nghỉ ngơi, chườm mát bằng đá lạnh, dùng băng hoặc kẹp để cố định và giúp nâng cao chân tránh phù nề, có thể dùng thêm thuốc giảm đau và chống viêm theo chỉ định của bác sĩ

Nguyên tắc xử lý chấn thương theo quy trình R – I – C – E bao gồm:

  • R (rest): Bạn cần nằm nghỉ, hạn chế cử động cổ chân, có thể tiến hành gắn nẹp bảo vệ.
  • I (ice): Chườm lạnh quanh cổ chân bằng nước đá.
  • C (compression): Sử dụng băng thun băng ép nhẹ nhàng từ bàn chân lên đến gối để hạn chế các vết sưng làm ứ trệ máu tĩnh mạch ở cổ chân.
  • E (elevation): Nên chú ý kê chân cao giúp máu tĩnh mạch cổ chân được lưu thông dễ dàng hơn. Lưu ý không nên kê quá cao, chỉ nên kê khoảng 10-20cm là đủ. Vì khi bạn chủ quan kê chân quá cao quá sẽ làm tê chân do giảm lượng máu động mạch xuống bàn chân.

Ngoài các bước trên, bạn vẫn phải kiểm tra cổ chân bằng phim X-quang để sớm phát hiện xem mình có đang bị gãy xương hay trật khớp hay không để còn điều trị kịp thời.

>> Xem thêm Đánh cầu lông bị đau khuỷu tay

Đối với trường hợp cổ chân bị chấn thương mãn tính 

Khi bị chấn thương mãn tính, các khớp ở cổ chân sẽ trở nên lỏng lẻo, lúc này bạn cần phải phẫu thuật tái tạo dây chằng sên mác trước để làm vững khớp cổ chân thì mới có thể đi lại bình thường được.

Chấn thương cổ chân có gây biến chứng nguy hiểm không?

Chấn thương ở cổ chân có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu bạn điều trị sai cách hoặc điều trị không kịp thời. 

Ví dụ như khi bị bong gân. Nhiều người thường chủ quan rồi tự điều trị tại nhà theo các phương pháp truyền thống dân gian như đắp lá, bó thuốc rượu v.v… Điều này không những không khỏi nhanh mà còn khiến vết thương nghiêm trọng hơn và khó điều trị hơn rất nhiều.

Biến chứng có thể kể đến đó chính là bị viêm da. Do dưới da cổ chân là xương và máu tụ do chấn thương. Do đó khi áp dụng các biện pháp chữa lành dân gian sẽ rất dễ phát sinh nhiễm trùng lan rộng vào trong khớp, trong xương gãy và mô lành xung quanh gây nguy hiểm và có thể làm hoại tử chân nếu không dừng lại kịp thời.

Chấn thương cổ chân khi chơi cầu lông

Các bài tập phục hồi chấn thương cổ chân tại nhà 

Bài tập với bóng

Để thực hiện bài tập này bạn chỉ cần ngồi trên giường. Duỗi thẳng 2 chân, đặt bóng phía mũi bàn chân đang bị đa. Rồi ấn mạnh mũi bàn chân vào quả bóng, giữ lại từ 10 đến 15 giây rồi thả lỏng.

Bài tập với thang tường

Với bài tập này bạn có thể thực hiện theo 4 cách khác nhau như sau:

  • Cách 1: Bạn ngồi xổm, bám 2 tay vào thang tường trọng tâm thân mình dồn về phía trước.
  • Cách 2: Bạn đứng bám 2 tay vào thang tường, đứng bằng chân đang bị thương
  • Cách 3: Bạn đứng bám 2 tay vào thang tường, đứng bằng mũi chân.
  • Cách 4: Bạn đứng bằng gót chân, nhấc mũi bàn chân lên khỏi mặt sàn.

Bài tập với bàn nghiêng

Cách thực hiện đơn giản như sau: Bạn tập đứng thăng bằng trên bàn nghiêng, dồn trọng lượng từ từ ra sau và ra trước.

Bài tập với dây chun

Bài tập đơn giản sẽ được bắt đầu với các động tác cơ bản sau:

  • Động tác 1: Bạn đặt bàn chân lên dây chun. Một tay nắm đầu còn lại của dây chun, kéo căng sợi dây để bàn chân ở tư thế gập mặt lòng. Sau đó ấn mạnh bàn chân vào dây để bàn chân chạm mặt sàn.
  • Động tác 2: Bạn đặt 2 bàn chân lên dây chun. Một tay nắm đầu còn lại của dây, chân lành giữ cố định, nghiêng cổ chân đau ra phía ngoài.

>> Xem thêm các Mẹo chữa chuột rút bắp chân

Chấn thương cổ chân

Bài tập với bục

Cách thực hiện chỉ với một thao tác đơn giản như sau: Bạn đặt chân lành lên bục,chân đau duỗi thẳng, rồi sau đó đứng dồn trọng tâm về phía trước.

Qua bài viết trên, bạn đã có thể hiểu rõ hơn về các chấn thương cổ chân thường gặp và tìm ra cách điều trị đúng đắn khi gặp sự cố. Lưu ý nếu xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Thì phải đến ngay các cơ sở ý tế gần nhất để được thăm khám kịp thời. Chúc các bạn nhiều sức khỏe để theo đuổi các môn thể thao yêu thích!

Tư vấn: