Trong quá trình tập luyện và tham gia các trận đấu cầu lông. Do bất cẩn hoặc sự cố ngoài ý muốn xảy ra có thể dẫn đến gãy vợt cầu lông. Các lông thủ có điều kiện kinh tế thì sẽ nghĩ đến việc mua một cây vợt mới. Tuy nhiên, với người chơi chưa có nhiều điều kiện về kinh tế thì hàn vợt là một cách giải quyết tốt nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách hàn vợt khi bị gãy.
Nguyên nhân khiến gãy vợt cầu lông
Vợt cầu lông bị gãy là một trong các lỗi hay bị mắc phải trong quá trình tham gia các trận thi đấu cầu lông. Nếu tập luyện hay thi đấu với cường độ cao thì gãy vợt là điều không thể tránh khỏi. Nguyên nhân dẫn đến điều này cũng có thể đến từ chủ quan hay khách quan. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng gãy khung.
- Vợt cầu lông có thể bị gãy khung khi bị va đập mạnh giữa 2 đối thủ khi đang tranh cầu.
- Vợt cầu lông bị đập mạnh vào cạnh của quả cầu.
- Trong quá trình di chuyển lông thủ không bảo quản tốt vợt khiến cho các cây vợt cầu lông bị đè nén dẫn đến gãy vợt.
- Căng dây vượt quá khả năng chịu đựng của vợt.
Nhiều người có thể mua một cây vợt mới hoàn toàn nhưng với những chiếc vợt có giá trị cao tới vài triệu đồng. Với giá tiền này thì không phải ai cũng có thể dễ dàng mua vợt cầu lông mới. Hiện nay, có những cách sửa vợt bị gãy khung vừa đơn giản và vừa tiết kiệm rất nhiều chi phí. Hiệu quả đem lại cũng vô cùng đảm bảo.
Vợt cầu lông gãy khung nên xử lý thế nào?
Phương pháp tốt nhất hiện nay để sửa chữa vợt cầu lông bị gãy là phương pháp hàn carbon. Đây là một phương pháp được sử dụng khá phổ biến. Nó là phương pháp được xem là hiệu quả nhất được đa số các lông thủ lựa chọn. Các đại lý cửa hàng uy tín và chính hãng đều cung cấp dịch vụ hàn carbon.
Sửa vợt cầu lông bị gãy bằng phương pháp hàn carbon là phương pháp hàn công nghệ mới nhất hiện nay. Phương pháp này không làm cho trọng lượng của vợt tăng quá nhiều. Dưới đây là các công đoạn sửa chữa vợt cầu lông bị gãy bằng phương pháp hàn carbon.
Phương pháp hàn carbon để sửa vợt cầu lông bị gãy bao gồm các bước chính:
- Bước 1: Dùng lá carbon quấn xung quanh khu vực bị gãy của vợt cầu lông.
- Bước 2: Sau đó, dùng nhiệt độ cao để nung chảy miếng carbon nhằm có thể định hình lại khung vợt. Các phân tử carbon bị nóng chảy sẽ liên kết lại để tạo thành một khối nhất định và hàn gắn các đoạn bị gãy với nhau lại.
- Bước 3: Tiếp theo là tạo độ thẩm mỹ lại cho cây vợt. Người thợ sữa chữa sẽ mài và dũa lại các mối nối để bề ngoài của vợt trông như ban đầu. Quá trình này cũng giúp cho vợt sau khi hàn không gây ảnh hưởng nhiều đến người dùng.
- Bước 4: Sau khi đảm bảo chất lượng phần cốt và khung vợt thì cây vợt cầu lông sẽ được sơn lại. Điều này nhằm đảm bảo diện mạo của cây vợt trong hoàn hảo sau khi sữa chữa. Bạn cũng nên sơn kỹ để che đi vết hàn nhằm để vết hàn này trông tự nhiên nhất có thể và đảm bảo chất lượng của cây vợt cầu lông.
Một số lưu ý khi sử dụng vợt cầu lông đã được hàn. Đối với các cây vợt cầu lông từng bị gãy các bạn không nên căng dây quá mức. Khi căng dây quá mức có thể sẽ khiến mối hàn rất dễ bị bung và làm cho vợt tiếp tục bị gãy ở các vị trí khác.
Lưu ý: khi sử dụng những chiếc vợt đã được sửa thì không nên căng dây ở mức quá căng khiến cho mối nối bị bung cũng như vợt tiếp tục bị gãy ở các vị trí khác.
>> Xem thêm dịch vụ Hàn vợt cầu lông tại cửa hàng Vợt Cầu Lông Shop
Bảo quản để hạn chế vợt cầu lông bị gãy
Một cây vợt chất lượng tuy rất bền nhưng để sử dụng được lâu dài thì lông thủ cần phải biết cách bảo quản hợp lý. Bảo quản vợt tốt sẽ hạn chế các vấn đề hỏng hóc, gãy vợt xảy ra trong quá trình tham gia thi đấu hay tập luyện.
Do đó dưới đây là một số cách để bảo quản vợt cầu lông hợp lý. Bạn có thể tham khảo và thực hiện theo:
- Thường xuyên kiểm tra toàn bộ vợt, khung vợt nhằm đảm bảo vợt không bị gãy trong khi tập luyện hay thi đấu.
- Lưu ý kiểm tra các vết nứt hay gãy trên vợt. Các lông thủ cũng nên đem vợt đi bảo dưỡng thường xuyên để có biện pháp sửa chữa kịp thời. Đặc biệt là các cây vợt có giá trị cao thì cần được bảo dưỡng thường xuyên hơn.
- Nhiệt độ quá cao có thể khiến vợt bị trở nên méo mó, vì đa số các cây vợt hiện nay được làm từ các sợi carbon. Tránh để vợt ở nơi nhiệt độ cao vì nó sẽ là cho vợt bị co hay giãn nỡ liên tục. Điều này sẽ khiến cho vợt nhanh chóng bị hỏng. Cốp xe ô tô là một trong những nơi không tốt cho việc bảo quản vợt cầu lông.
- Tránh những va chạm mạnh và tranh cướp cầu trong quá trình luyện tập. Bởi vì các va đập này điều đi với một lực rất lớn. Những va chạm mạnh là nguyên nhân chính đến gãy khung vợt.
- Đảm bảo sức căng phù hợp cho cây vợt. Sau khi gãy vợt cầu lông và hàn lại, để giữ được độ bền thì không nên căng dây vượt quá số kg tối đa của vợt. Sức căng thông thường cho một cây vợt chỉ từ 10-15kg cho các loại vợt tiêu chuẩn. Sức căng quá mức sẽ khiến cho vợt bị bóp méo. Lực căng quá mức sẽ làm khung vợt yếu đi, khi va đập vào cầu cũng dễ bị gãy hơn.
Bài viết trên đây đã đề cập đến cho bạn về cách sửa tình trạng gãy vợt cầu lông mà các lông thủ nào cũng có thể dễ dàng tìm đến tại các cửa hàng cầu lông. Hy vọng thông qua bài viết này bạn sẽ biết cách sử dụng và bảo quản cây vợt của mình tốt hơn tránh tình trạng hư hỏng cây vợt yêu quý của mình.
- Vợt cầu lông 4U là gì? Vợt 4U có tốt không? Nên mua vợt 4U ở đâu?
- Top 4 vợt cầu lông căng 20kg – cứng cáp bền bỉ vượt trội
- Vợt cầu lông bị xước sơn nghiêm trọng thế nào và xử lý ra sao?
- Khám phá Vợt Cầu Lông Shop chi nhánh Tân Phú đa dạng mẫu mã
- Mua túi cầu lông cần lưu ý những gì?
- Các cách đánh cầu lông chuyên nghiệp – cải thiện trình độ cực nhanh
- Cách chọn giày cầu lông phù hợp bản thân cho người mới
- Những mẫu áo cầu lông Yonex đẹp nhất năm 2022
Tư vấn: