Thông số – Kích thước vợt cầu lông tiêu chuẩn nhất thế giới

Khi chọn mua vợt cầu lông người chơi thường chỉ cảm nhận chất lượng của vợt theo cảm tính mà ít ai để ý đến các thông số được in trên cây vợt. Tuy nhiên, các thông số đó lại rất cần được chú ý, vì chúng đồng nghĩa với các tiêu chí cần có của một cây vợt đa năng phù hợp với lối chơi và sức khỏe của bạn. Vậy bạn đã biết được kích thước vợt cầu lông như thế nào mới là chuẩn chưa? Hãy cùng VỢT CẦU LÔNG SHOP tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé!

Kích thước vợt cầu lông

Vợt cầu lông có kích thước phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Mặt vợt cầu lông phải bằng phẳng và dây đan được cấu tạo trên khung cần phải căng. Lưu ý là dây đan này bắt buộc phải đồng đều. Đặc biệt ở tâm mặt vợt, phải đan khít, tránh không được đan thưa hơn các chỗ khác.
  • Về khung vợt thì chiều dài khi tính cả cán vợt là không được vượt quá 68cm và chiều rộng là không quá 23cm 
  • Diện tích mặt vợt, nói cách khác là diện tích căng dây cần: chiều dài tránh vượt quá 28cm, chiều rộng tránh vượt quá 22cm. Đây được xem là kích thước vợt cầu lông được quy định trong thi đấu và trong sản xuất rất rõ ràng.
  • Hiện nay các loại vợt thường được các nhãn hàng ghi các thông số về độ dài của vợt là “long or long size”. Tính đến hiện tại thì chỉ có duy nhất hãng Carlton là vẫn sản xuất ra vợt cầu lông có chiều dài là 66,5cm, còn hầu hết các hãng lớn khác đều áp dụng kích thước vợt có chiều dài là 67,5cm. Bên cạnh đó, các nhãn hàng như Victor, Astec, Caslo. Flypower hiện đã cải thiện và có sự đa dạng trong chiều dài vợt cầu lông nên bạn có thể thoải mái lựa chọn theo nhu cầu cá nhân.

"<yoastmark

Các thông số cấu tạo vợt cầu lông 

Bên cạnh các kích thước vợt cầu lông thì các thông số kỹ thuật cũng cực kỳ quan trọng. Dưới đây là trọn bộ các thông số được in trên các loại vợt mà bạn thường thấy:

Thông số U

Số U là ký hiệu đo trọng lượng của vợt cầu lông. Nếu để ý bạn sẽ thấy các thông số như 3U, 4U, 5U… được kí hiệu trên thân vợt cầu lông 

Thông số U càng nhỏ thì vợt cầu lông sẽ càng nặng và ngược lại. Theo quy chuẩn thì vợt 2U có trọng lượng khoảng 90-94 gram, vợt 3U có trọng lượng khoảng 85-89 gram và  4U thì có trọng lượng từ 80-84 gram.

Đa số các vợt thủ thường chọn loại vợt cầu lông có trọng lượng 3U. Đối với những người chơi lâu năm, cổ tay khỏe và có sức khỏe tốt sẽ chọn 2U, còn với những người có cổ tay yếu, phụ nữ hoặc trẻ em chơi sẽ ưu tiên chọn 4U hoặc 5U (dưới 80 gram)

Thông số G

Đây là thông số biểu thị cho chu vi dựa trên cán vợt cầu lông. Số G thường được hiển thị ngay bên cạnh thông số U. Ví dụ như 4U G3. nếu số G càng nhỏ thì chu vi cán vợt càng lớn và ngược lại.

Thông thường G2, G3 thường dùng cho người lớn còn G4, G5 thì sẽ thiên dùng cho trẻ em.

Chiều dài vợt

Theo thông lệ thì kích thước vợt cầu lông có chiều dài tiêu chuẩn là 665 mm. Tuy nhiên, hiện nay, một số nhà sản xuất thường tăng chiều dài vợt lên để giúp người chơi có ưu thế tấn công khi ra sân hơn bình thường nhưng vẫn đảm bảo không vượt quá 680 mm theo mức tiêu chuẩn cho phép

Nếu bạn tham khảo nhiều cây vợt khác nhau thì bạn có thể phát hiện ra điều khác biệt này. Ví dụ như một số cây vợt ghi thông số chiều dài và thường ký hiệu như 665 mm, 675 mm…

Điểm cân bằng

Điểm cân bằng thường được người chơi để ý rất kỹ vì nó sẽ quyết định được độ nặng đầu, nhẹ đầu của cây vợt cầu lông đó. Điểm này sẽ là ưu thế cho những ai có lối chơi tấn công, phòng thủ.

  • Vợt nhẹ đầu (light head) hay defensive (thủ): Khả năng linh hoạt và điều cầu càng cao nhưng hạn chế ở khả năng tấn công không được uy lực, phù hợp với các cú chặn cầu, cắt cầu. đẩy cầu, chém cầu.
  • Vợt cân bằng (even balance): Tính năng này giúp điều cầu và trên lưới một cách vượt trội. Tấn công cũng tương đối tốt, có thể thấy rõ rệt nhất là trong dạng vợt cân bằng chính của dòng Arcsaber và của dòng Yonex.
  • Vợt nặng đầu (heavy head) hay offensive (công): Đây là tính chất điển hình cho dòng vợt tấn công uy lực, phù hợp với các cú đập, đánh mạnh, cầu đi sâu xuống cuối sân. Vợt càng nặng đầu thì khả năng tấn công càng tốt đòi hỏi theo nó phải là độ cứng của vợt. Nhưng ngược lại thì nó cho khả năng linh hoạt kém hơn.

Kích thước tiêu chuẩn của vợt cầu lông

Cấu tạo vợt cầu lông ảnh hưởng đến kích thước vợt cầu lông

Trọng lượng vung

Trọng lượng vung là sự kết hợp giữa trọng lượng vật lý, điểm cân bằng và chiều dài của một cây vợt. Trọng lượng vung của một cây vợt cầu lông dao động từ 80 – 100kg/cm2, điều này giúp bạn có cảm giác nhẹ hoặc nặng khi cầm 2 cây vợt có cùng trọng lượng vật lý.

Với cùng một tốc độ vung, trọng lượng vung càng nhiều, bạn sẽ càng có nhiều sức mạnh. Nói cách khác, thì cùng 1 trọng lượng vung, tốc độ vung càng lớn thì càng có nhiều sức mạnh. Đây là 1 yếu tố giúp người chơi hình thành các phong cách chơi khác nhau khi ra sân.

Độ cứng của thân đũa vợt

Khi sản xuất vợt cầu lông thì độ cứng của thân đũa vợt được hiểu là:

  • Độ cứng của trục được đo bằng khuôn máy theo cách giữ khoảng cách 23cm giữa hai điểm cố định của trục, sau đó trọng lượng 20kg được thêm từ từ vào giữa phần cố định cho đến khi đứng yên.
  • Khi đó, độ biến dạng dọc của trục theo phương vuông góc từ điểm được thêm trọng lượng tới đường thẳng nối 2 điểm cố định sẽ mô tả độ cứng của trục tính bằng milimét, giao động từ 8 tới 12. Thông số càng lớn, trục càng linh hoạt.

Mỗi thương hiệu sẽ có cách mô tả chỉ số này khác nhau. Ví dụ cụ thể như hãng victor, lining sẽ nói chính xác con số hoặc vẽ biểu đồ độ cứng để bạn hình dung, trong khi yonex chỉ nói cứng, mềm, vừa phải hoặc mizuno thì là 1, 2, 3, 4, 5.

Trục càng linh hoạt, thì bạn càng có nhiều lực để thực hiện cú đánh. Có thể hiểu cụ thể như sau:

  • Với cùng 1 lực đánh, trục càng linh hoạt thì khả năng uốn cong càng nhiều, khoảng cách uốn càng nhiều, lực đánh càng nhiều, càng ít sốc, tuy nhiên điều này khiến trục cần thời gian phục hồi lâu hơn, khả năng điều khiển kém hơn, dẫn tới không thuận lợi cho bạn đập liên tục, những pha cầu ngang nhanh dồn dập hay thả nhỏ gần lưới. Do đó để thân vợt có thể phục hồi nhanh nhất ngay sau mỗi lần đánh thì bắt buộc phải tạo nên một trục vợt rất cứng cho những người chơi chuyên nghiệp, có trình độ cao.
  • Bên cạnh đó, trong thiết kế như trước đây, cách duy nhất để có nhiều sức mạnh hơn trong tấn công là làm cho đầu vợt nặng hơn. Hiện nay, khi công nghệ phát triển thì người chơi có thể lựa chọn thay đổi điểm uốn của trục để nhấn mạnh các đặc điểm và phong cách. Như đối với dòng duora của Yonex, thì một cây vợt có độ cứng khác nhau ở các mặt khác nhau của trục để giúp người chơi có được cú đánh thuận tay nhiều sức mạnh hơn và cú đánh trái tay dễ dàng kiểm soát hơn.

Cấu trúc vợt cầu lông

Hình dạng của khung vợt

Hình dạng khung vợt cũng là 1 phần trong kích thước vợt cầu lông mà bạn cần lưu tâm, nó chứa các điểm ngọt hay có thể hiểu là khu vực có thể thực hiện các cú đánh 1 đánh hiệu quả. Hiện nay, vợt cầu lông thường có diện tích mặt vợt khá rộng để diện tích điểm ngọt được mở rộng, nhưng kích thước mặt vợt vẫn có sự khác nhau. Do vậy, mức căng lưới của mặt vợt càng nhỏ thì diện tích điểm ngọt cũng bị thu hẹp theo đó.

Mức căng của mặt vợt cũng gây ảnh hưởng đáng kể đến điểm ngọt. Độ căng của cước càng giảm thì điểm ngọt càng được mở rộng và giúp bạn có thêm sức mạnh cho những cú phản cầu. Tuy nhiên điều này cũng gây ra các khuyết điểm như độ kiểm soát và chính xác sẽ thấp. 

Do vậy, điều này thường được các người chơi lâu năm đã có thể cảm được cầu và thực hiện được những pha đánh cầu mạnh mẽ thì họ sẽ chọn tăng sức căng của cước trên bề mặt vợt để gia tăng sự chính xác và khả năng kiểm soát cầu trong từng cú dập cầu.

Mặt cắt ngang của khung vợt ảnh hưởng gì đến kích thước vợt cầu lông

Một cây vợt có cấu tạo vợt cầu lông lý tưởng nên có độ linh hoạt và tốc độ tốt khi vung và nhiều sức mạnh khi đập. Với sự trợ giúp của công nghệ sản xuất hiện đại, nó có thể được nhận ra bởi mặt cắt khác nhau áp dụng cho các phần khác nhau của khung. Bên cạnh tốc độ và sức mạnh, nó cũng có thể mang lại độ bền, sự ổn định cho cây vợt.

Theo khảo sát thì có 3 loại mặt cắt phổ biến là Box, Round và Sword và có thêm khoảng 10 biến thể khác từ 3 loại mặt cắt này. Ví dụ như Round box, Round alpha, Round dimple, two step round, thin round, two step sword, octa sword, mixed… Hay các dạng mặt cắt kiểu mới hiện nay như dạng Hole hay lỗ ở lining, khung vợt xoắn ở Victor.

Các dạng mặt cắt trên khung mặt vợt có ý nghĩa cụ thể như sau:

  • Đối với dạng Box sẽ hỗ trợ sức mạnh, chống sự chia sẻ lực tốt, tuy nhiên khả năng linh hoạt lại kém.
  • Dạng Sword cho khả năng kiểm soát và linh hoạt tốt hơn.
  • Dạng Round thì ở giữa 2 dạng trên

Tuy nhiên, các nhà sản xuất không bao giờ sử dụng chỉ 1 mặt cắt trên mặt vợt mà kết hợp nó lại với nhau để tạo nên 1 khung vợt tốt nhất theo tiêu chí nhất định.

Dạng Box được sử dụng trên cổ vợt khu vực chữ T và kết hợp với các kiểu mặt cắt khác ở hai bên cánh và trên đỉnh của khung. Điều này làm cho vợt ổn định và bền trong kết nối giữa khung và trục và thiết kế cắt, hoặc round box ….có thể giảm thiểu sức cản của gió để có được cảm giác nhẹ nhàng, hay tăng sức nặng mạnh cho cú đánh của người chơi…

Cán cầm

Tay cầm của vợt cầu lông bạn có thể thường thấy là làm bằng gỗ, tất nhiên mỗi thương hiệu sử dụng các loại gỗ khác nhau để thiết kế. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay đã xuất hiện 2 loại cán cầm kiểu mới là cán bằng sợi carbon và cán cầm tổng hợp 

Kích thước tay cầm của vợt phổ biến ở Việt Nam là G5 và G6. Đối với tay cầm quá nhỏ có thể bị tuột khỏi tay khi bạn đang chơi và thiếu lực để đập cầu. Ngược lại tay cầm quá lớn lại khiến chỗ bắp tay, cánh tay dễ bị chấn thương. Lưu ý là luôn luôn cần có một khoảng trống ở giữa ngón giữa và tay sau khi nhẹ nhàng cầm vợt.

Cán cầm thường được bày bán trên thị trường sẽ chênh nhau từ 5 tới 20mm tùy theo từng mục đích mà nhà sản xuất muốn tạo ra ở cây vợt. Tay cầm dài hơn giúp bạn dễ dàng thu ngắn thân vợt hơn, linh hoạt và dễ điều khiển hơn, trong khi đó tay cầm ngắn hơn sẽ làm cho trục vợt được dài hơn, tạo lực đánh cho những pha dập cầu.

Cấu tạo vợt cầu lông

Gen và Mật độ gen liên quan gì đến kích thước vợt cầu lông

Hiện nay số lượng lỗ gen thay đổi từ 72 đến 96. Với các dòng vợt cao cấp thì Yonex và Victor trung thành với 76 lỗ, còn Lining là 72.

Với mật độ lỗ gen nhiều hơn. Thì lực căng lưới nên nhỏ hơn để để tạo ra cùng một lực hay công suất. Ví dụ, đối với một cây vợt có 72 lỗ khi căng mức 12kg. Thì việc giảm 30% mức căng của cước trên cây vợt có 96 lỗ có thể tạo ra lực tương đương như cây 72 lỗ khi đánh. Tất nhiên là trong điều kiện các yếu tố khác vẫn giữ nguyên.

Mật độ cước trên mặt vợt càng cao thì càng mang lại các cú đánh ổn định hơn, mạnh hơn. Tuy nhiên điều lại làm phá vỡ khung vợt và thiếu sự chính xác trong cú đánh.

Có rất nhiều loại gen vợt trên thị trường, gen đơn nhỏ, đơn to, gen đôi gen dải….. mỗi hãng lại thiết kế kiểu khác nhau như gen tròn hay vuông…, Thậm chí, ngay trên 1 cây vợt cũng có 2 tới 4 kiểu gen khác nhau.

Để đảm bảo lợi ích nhất cho người chơi. Thì bạn hãy xoay gen sau mỗi 3 tới 4 lần căng lưới trên 1 vị trí và thay gen sau khi xoay đủ 4 lần (12 cước)

Thông tin liên hệ:

  • Hotline CSKH: 077.685.6666
  • Email : votcaulongshop68@gmail.com
  • Giờ làm việc: 8h -21h (thứ 2 -thứ 7) || 8h-18h (chủ nhật)

Bài viết trên đây đã giải đáp những thắc mắc và cung cấp đầy đủ các kiến thức về kích thước vợt cầu lông tiêu chuẩn nhất tính đến thời điểm hiện tại. Hy vọng sau khi tìm hiểu vợt cầu lông với những điều được chia sẻ vừa rồi sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan, chính xác hơn để chọn lựa cho mình 1 cây vợt cầu lông ưng ý nhất. Nếu có thắc mắc gì liên quan đến các sản phẩm cầu lông thì hãy nhanh tay liên hệ cho VỢT CẦU LÔNG SHOP để được hỗ trợ và tư vấn một cách nhiệt tình nhất!

Tư vấn: