Bộ môn cầu lông hiện là một môn thể thao phổ biến với nhiều người chơi và nhiều lứa tuổi khác nhau. Vợt cầu lông là trang bị không thể thiếu trong bộ môn này. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách bảo quản và sử dụng cây vợt một cách hợp lý. Do đó, cây vợt thường xuyên bị các vết trầy xước trên khung vợt. Khi vợt cầu lông bị xước sơn liệu bạn có biết nguyên do đâu mà có và cách xử lý như thế nào ? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn một số thông tin cơ bản nhất.
Nước sơn vợt cầu lông là gì?
Hiên nay, tất cả các cây vợt cầu lông đều được phủ một lớp sơn trên khung vợt. Ngoài tác dụng trang trí làm bề ngoài của cây vợt trở nên đẹp hơn thì nó còn có tác dụng bảo vệ cây vợt. Các nhà sản xuất vợt hiện nay chủ yế sử dụng 2 loại sơn là sơn bóng và sơn nhám.
Sơn bóng sẽ tạo ra lớp phủ có độ bóng và mịn trên cây vợt. Lớp phủ này sáng và bóng, nó có thể tạo được sự phản quang. Khi để cây vợt dưới ánh sáng chúng ta có thể dễ dàng thấy cây vợt trông như được phủ 1 lớp dầu.
Đối với sơn nhám, thì trên bề mặt của vợt sẽ không có độ bóng và có cảm giác nhám khi sờ vào. Lớp sơn nhám có tác dụng chống trầy xước và kháng nước. Loại sơn này được thương hiệu Lining sử dụng trên nhiều siêu phẩm như: Aeroanut 9000i, 9000C …
Vợt cầu lông bị xước sơn là tình trạng thế nào?
Vợt cầu lông bị xước sơn thường là do những va chạm mạnh khiến cho cây vợt xuất hiện những mảnh trầy xước. Điều này làm cho cây vợt bị mất đi vẻ đẹp từ nước sơn nguyên bản.
Vợt cầu lông thường xuyên bị xước trên khung vợt. Mặc dù các vết xước sơn không ảnh hưởng quá nhiều đến tính thẩm mỹ của cây vợt. Tuy nhiên, nếu quá nhiều vết xước trên khung vợt thì là câu chuyện khác.
Các nguyên nhân dẫn đến cầu lông bị xước sơn.
Trong các pha cố gắng cứu cầu, người chơi thường rất dễ gặp tình trạng làm vợt cầu lông bị trầy xước. Khi người chơi đánh đôi nhưng lại không hiểu ý đồng đội, điều nãy dễ dẫn đến tình trạng “đấu kiếm” và gây ra tình trạng trầy xước trên vợt.
Các pha vớt cầu không đúng kỹ thuật có thể dẫn đến tình trạng cạo vợt xuống dưới sàn. Tình trạng va chạm quá mạnh vợt vào bất kỳ bề mặt cứng nào cũng khiến vợt bị xước sơn. Balo hoặc bao đựng vợt quá bé nhưng lại đựng quá nhiều. Điều này là cho các cây vợt ma sát với nhau trong lúc vận chuyển và cuối cùng là dẫn đến trầy xước.
Đánh cạch cầu cũng là một trong những lý do khiến vợt bị xước sơn. Đôi khi đánh cách cầu quá mạnh cũng có thể làm cho vợt bị sập khung. Ngoài ra, chất lượng của nước sơn cũng quyết định cây vợt có dễ bị xước hay không. Nước sơn kém chất lượng cũng dẫn đến việc vợt dễ bị xước hơn.
Cầu lông bị xước sơn thực tế khá là nghiêm trọng. Các vết xước trên vợt cầu lông thường kèm theo các kẽ nứt trên sợi carbon trên khung vợt. Các vết xước nhỏ này dần dần có thể ăn sâu vào khung vợt gây nên tình trạng nứt hay sập khung vợt. Vợt đang bị ăn mòn khung sẽ có tình trạng rung lắc nhẹ hoặc rung hơn so với bình thường khi có cầu chạm vào vợt.
Cách xử lý khi vợt cầu lông bị xước sơn
Giải pháp phổ biến cho tình trạng bị xước vợt cầu lông:
Sơn lại khung vợt làm tăng thêm lớp bảo vệ phần khung vợt. Phương pháp này không phải là giải pháp tối ưu. Về mặt thẩm mỹ của cây vợt sẽ trông khá hơn tuy nhiên lớp sơn chỉ che đậy lại vết xước. Do đó vợt có thể nứt tại những vị trí xước trước đó.
Sử dụng miếng dán chống xước: miếng dán này thường được sử dụng ở vị trí đầu vợt gốc 10 giờ đến 2 giờ. Tuy nhiên, độ cân bằng của vợt sẽ bị thay đổi và cây vợt trở nên nặng đầu hơn. Nhìn chung, sử dụng miếng dán chống xước là giải pháp tối ưu để phòng tránh vợt bị xước.
Cách giảm tình trạng vợt cầu lông bị xước
Hạn chế việc va chạm vợt mạnh: Va đập mạnh là lý do phổ biến nhất khiến vợt bị xước sơn.
Vệ sinh vợt thường xuyên: làm sạch cát bụi khỏi các vết xước, sẽ tránh được tình trạng bụi bẩn bám vào các khe nứt giữ các sợi carbon. Lau sạch vợi bằng khăn bông mềm và tránh để vợt trong tình trạng ẩm ướt hay mồ hôi.
Để vợt ở nơi thông thoáng và tránh đè nén: các trường hợp vợt bị đè lên hay bị va chạm với nhau điều này cũng dẫn đến tình trạng bị xước sơn.
Đánh cầu lông đúng kỷ thuật: đánh đúng kỹ thuật sẽ giúp cho bạn luôn đón cầu đúng ở vị trí sweet point của cây vợt. Tình trạng cạch cầu được hạn chế tối đa. Điều này cũng đồng nghĩa tránh xước vợt cầu lông.
Hy vọng bài viết ở trên có thể giải đáp thắc mắc về việc phòng tránh cũng như các cách xử lý vợt cầu lông xịn bị xước sơn. Hy vọng, những thông tin này sẽ hữu ích cho các bạn và cung cấp thêm những kiến thức bổ ích hơn trong cầu lông. Để bạn có thể bảo vệ vợt của mình tốt hơn.
- Viktor Axelsen bắn tiếng Trung như gió, bỏ ngỏ khả năng dự Olympic 2028
- Lê Đức Phát đánh bại đương kim vô địch Nguyễn Tiến Minh ở giải quốc gia 2024
- Top 6 mẫu vợt cầu lông tốt nhất hiện nay lượng hàng cực hiếm
- Cách đan vợt cầu lông chuẩn – tầm quan trọng của cước căng vợt
- Chấn thương lật cổ chân khi chơi cầu lông và cách điều trị
- Giải đáp thắc mắc đánh cầu lông có tăng chiều cao không?
- TOP 5 mẫu vợt yonex cho người mới chơi cực hot 2024
- Top 6 vợt cầu lông tầm trung cực chất lượng cho người chơi bán chuyên
Tư vấn: