Đánh cầu lông bị đau bắp tay là tình trạng căng cơ. Đây là tình trạng cơ bắp bị hoạt động quá mức vượt ngưỡng chịu đựng. Căng cơ là tình trạng thường xuyên xảy ra đối với các lông thủ. Trong tình trạng này cơ bị căng cứng, có cảm giác đau buốt và cử động khó khăn. Khi bị căng cơ chúng ta cần phải xứ lý như thế nào? và biện pháp phòng tránh căn cơ khi chơi cầu lông nào có hiệu quả?
Bắp tay bị đau khi chơi cầu lông là do căng cơ
Căng cơ là tình trạng cơ bắp bị kéo giãn quá mức và vượt ngưỡng chịu dựng. Trong trường hợp nặng có thể xảy ra tình trạng rách cơ. Cơ bị căng cứng, đau buốt và cử động rất khó khăn. Bất kỳ vùng cơ nào cũng có thể bị căng cơ. Cơ chân, tay, thắt lưng, cổ và vai là các vùng cơ thường bị căng cơ nhất.
Bộ môn cầu lông có cường độ hoạt động thể chất ở mức cao do đó người chơi cũng dễ bị tình trạng căng cơ. Một số yếu tố như: khởi động chưa kỹ trước khi chơi, mặt sân không đạt chuẩn, tình huống bất ngờ và người mới chơi cầu lông… Khi bị căng cơ nếu như không được xử lý kịp thời sẽ khiến cho bạn cảm thấy đau dớn và khó chịu.
Triệu chứng khi đánh cầu lông bị đau bắp tay
Khi tham gia bộ môn cầu lông, bạn có thể sẽ bị một số dấu hiệu căng cơ như sau:
+ Cơ bắp bị đau nhức ngay cả khi nghỉ ngơi không vận động.
+ Cảm thấy đau khi sử dụng cơ bắp bị tổn thương hoặc khớp liên quan đến các cơ đó
+ Vận động khó khăn cảm giác đau tăng mạnh.
+ Co thắt cơ bắp và cảm giác thắt nút
+ Trường hợp kèm thêm chấn thương thì vị trí bị căng cơ còn xuất hiện thêm vết bầm tím, sưng tấy.
Trường hợp căng cơ nhẹ đến trung bình thì có cảm giác hơi đau nhứt và căng cứng. Đối với trường hợp này chúng ta chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý thực hiện giản cơ đúng phương pháp thì sẽ nhanh chóng khỏi. Trường hợp căng cơ kéo dài trong nhiều tháng thì cần sự can thiệp của người cần chuyên môn.
Nguyên nhân gây căng cơ khi chơi cầu lông
+ Khởi động cơ bắp trước trận cầu không kỹ.
+ Cơ bắp chưa có độ bền và đủ dẻo dai
+ Lông thủ sử dụng cơ bắp quá mức
+ Lông thủ bị trượt ngã trong trận đấu.
+ Quá sức, mệt mỏi.
+ Nhóm cơ ở cổ, thắt lưng và vai thường bị căng tức.
Các cách xử lý khi đánh cầu lông bị đau bắp tay, căng cơ
Trong quá trình thi đấu và tập luyện nếu bạn có những triệu chứng này thì bạn nên tạm ngưng chơi cầu lông và nghỉ ngơi nhiều hơn. Bạn nên tham khảo và làm theo các gợi ý sau đây:
Trong trường hợp bị căng cơ nhẹ: thì bạn có thể tự điều trị bằng nghỉ ngơi hợp lý. Chườm đá, băng ép và kê cao.
+ Khi xuất hiện triệu chứng căng cơ bạn nên ngừng thi đấu và tập luyện lại. Tránh tình trạng gây thêm nhiều tổn thương cho cơ.
+ Bạn có thể dùng bọc đá trong 1 chiếc khăn và chườm vào vùng cơ bị căng. Bạn có thể chườm 20 phút sau mỗi tiếng. Lưu ý là tránh để đá tiếp xúc trực tiếp lên da.
+ Bạn cần tránh sử dụng vùng cơ bắp này trong vài ngày. Sau 2 ngày, bạn có thể hoạt động lại bình thường nhưng đừng hoạt động quá mức.
+ Bạn cũng có thể quấn băng xung quanh vùng tổn thương nhằm làm giảm sưng cho vết thương. Tuy nhiên, bạn đừng nên quấn quá chặt gây ảnh hưởng đến lưu thông máu.
Trong trường hợp đau nhứt quá lớn bạn có thể uống thuốc chống viêm hay giảm đau. Sau 3 ngày bạn nên chườm nóng cho cơ bắp nhiều lần trong ngày. Chườm nóng sẽ giúp lưu thông máu tốt hơn và giúp vết thương mau lành hơn. Lưu ý: không nên chườm trực tiếp lên da, bạn nên thông qua một lớp khăn để không làm bỏng da. Nên tạm ngưng các hoạt động thể chất cường độ cao.
>> Xem thêm bài viết Nguyên nhân gây chấn thương khi chơi cầu lông
Khi nào nên bạn cần phải gặp bác sĩ?
Căng cơ nhẹ đến trung bình thì có thể tự điều trị. Tuy nhiên, trường hợp nặng bạn cần phải đến gặp bác sĩ. Các trường hợp như sau:
+ Cơn đau không giảm sau một tuần
+ Vùng bị căng cơ bị tê
+ Vùng bị căng cơ bị chảy máu
+ Không thể đi di chuyển vùng bị căng cơ
Phòng ngừa căng cơ khi chơi cầu lông
+ Hoạt động thể chất phù hợp với thể lục của mình và nâng dần mức độ.
+ Hoạt động thể chất đều đặng mỗi ngày để nâng cao sức bền và linh hoạt của cơ.
+ Giữ đúng tư thế khi ngồi hay đứng, không giữ một vị trí quá lâu.
+ Khởi động kỹ và đúng kỹ thuật trước khi hoạt động thể chất mạnh.
+ Nâng hoặc nhất đồ vật nặng cần phải cần thận.
+ Lựa chọn sân chơi phù hợp và đảm bảo tiêu chuẩn, không xuất hiện các vật thể lạ.
+ Nên thực hiện các bài tập giãn cơ sau khi chơi cầu lông.
Đánh cầu lông bị đau bắp tay là tình trạng thường xuyên xảy ra đối với mọi người. Nhất là khi chơi cầu lông bạn cũng thường xuyên bị tình trạng này. Hy vọng bài viết này có thể cho bạn biết một vài thông tin cơ bản về tình trạng căng cơ, một số phương pháp phòng ngừa và khắc phục tình trạng này.
- Top 4 Huyền thoại cầu lông thế giới – chạm đến đỉnh cao cầu lông
- Viktor Axelsen bắn tiếng Trung như gió, bỏ ngỏ khả năng dự Olympic 2028
- Căng vợt cầu lông quan trọng đến thế nào đối với người chơi cầu lông?
- Hướng dẫn cách đánh cầu lông giỏi – nâng cao kỹ thuật mỗi ngày
- Khám phá Vợt Cầu Lông Shop chi nhánh Tân Phú đa dạng mẫu mã
- Giải đáp thắc mắc đánh cầu lông có tăng chiều cao không?
- Top 5 mẫu quấn cán vợt cầu lông vải cực đỉnh được ưa chuộng năm 2024
- Tìm hiểu về thương hiệu giày cầu lông Lining
Tư vấn: