Bộ môn cầu lông luôn là sự lựa chọn hàng đầu của dân thể thao. Chính vì có sức hút như vậy nên sức luyện tập của các vợt thủ cũng khá dày đặc, điều này vô tình gây ra tình trạng chấn thương cổ tay khi chơi cầu lông. Nếu gặp phải trường hợp tương tự bạn cần xử lý và điều trị như thế nào để tránh biến chứng lâu dài? Hãy cùng VỢT CẦU LÔNG SHOP tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé!
Chấn thương cổ tay khi chơi cầu lông có biểu hiện gì?
Dấu hiệu thường gặp nhất khi bạn bị chấn thương cổ tay bao gồm:
- Cổ tay bị sưng tấy, sưng đỏ thấy rõ
- Vùng bị sưng trở nên nóng hoặc ấm
- Luôn cảm giác đau đớn khi hoạt động vùng cổ tay
- Bị bầm tím vùng da cổ tay
- Khó cử động hoặc cầm nắm
- Cổ tay bị biến dạng, không giống với trạng thái bình thường
- Vùng tay chỗ bị chấn thương có thể không thể cử động cần thăm khám để phát hiện tình trạng bị bong gân hoặc gãy xương
Nguyên nhân nào gây chấn thương cổ tay khi chơi cầu lông?
Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cổ tay bị đau nhức như sau:
- Các cơn đau kéo dài từ cổ tay thường là do cầm vợt quá nặng hoặc quá nhẹ khiến bạn khó dùng sức phản cầu hoặc dùng sức quá nhiều
- Bỏ qua các bước khởi động trước khi vào sân đấu tập luyện
- Không chịu thực hiện các bài tập giãn cơ sau khi chơi cầu lông
- Trong quá trình tập luyện bạn sử dụng cổ tay quá mức khiến các cơ co giãn gây đau đớn
- Sự phản công khi cầu đến gần khiến cổ tay phải hoạt động khá mạnh và liên tục sẽ dễ bị đứt các vi thể và làm tổn thương các dây chằng tại khớp cổ tay.
- Việc di chuyển liên tục trên sân có thể khiến các vợt thủ bị trượt, té hoặc ngã gây va đập cổ tay với các vật thể khác khiến vùng cơ thể này bị chấn thương
Chấn thương cổ tay khi chơi cầu lông có mấy loại?
Tình trạng cổ tây bị các cơn đau kéo dài khi chơi cầu lông gồm có 3 loại: căng cơ, bong gân và gãy xương cổ tay.
- Căng cơ là trường hợp các sợi cơ ở khu vực cổ tay bị căng quá mức hoặc bị rách.
- Bong gân là một dạng chấn thương dây chằng cổ tay mà không liên quan đến bất kỳ chấn thương ở xương nào. Nếu bong gân ở mức độ nhẹ, thì bạn chỉ bị giãn hoặc rách một phần dây chằng.
- Trong trường hợp bạn bị bong gân cổ tay nặng, dây chằng của bạn có thể bị rách hoàn toàn. Điều này khá nghiêm trọng vì bạn có thể bị rạn/nứt hoặc gãy xương cổ tay.
Điều trị chấn thương cổ tay khi chơi cầu lông bằng cách nào?
Khi điều trị chấn thương cổ tay thì phương pháp RICE là tối ưu nhất để xử lý vết thương. Các bước thực hiện bao gồm:
Nghỉ ngơi
Khi phát hiện ra các cơn đau từ cổ tay. Điều đầu tiên bạn nên làm là dừng mọi hoạt động thể thao lại ngay lập tức. Hãy để cơ thể được nghỉ ngơi phù hợp. Nếu tiếp tục tập luyện sẽ khiến cho vết thương tại khớp cổ tay ngày càng nặng hơn và khó phục hồi. Điều này có thể sẽ gây ra các biến chứng không đáng có cho tay của bạn.
>> Xem thêm về Mẹo chữa chuột rút bắp chân
Chườm lạnh
Triệu chứng thông thường hay thấy khi bị chấn thương là phần cổ tay bị sưng tấy và đỏ gây đau nhức. Vì vậy, bạn có thể chườm lạnh bằng nước đá để giúp giảm cơn đau tức thì và giảm sưng hiệu quả. Khi chườm lạnh như vậy, máu sẽ được lưu thông và khu vực này sẽ thuyên giảm mức độ nghiêm trọng của vết thương.
Khi bị chấn thương cổ tay khi chơi cầu lông. Lúu ý không được áp sát đá lạnh lên trực tiếp bề mặt da. Điều này có thể gây bỏng lạnh ngay lại vùng da đang bị tổn thương. Bạn nên bọc đá vào một tấm khăn hc chườm bằng một túi chứa nước đá lạnh. Khi chườm cần chú ý thời gian, thích hợp nhất là từ 15 đến 20 phút là dừng để vùng da này có thể trở về nhiệt độ bình thường.
Quấn băng
Sau khi kết thúc bước chườm lạnh, bạn tiếp tục sử dụng băng hoặc nẹp để quấn và cố định vết thương. Điều này sẽ giúp cho cổ tay của bạn hạn chế cử động và nhanh lành hơn.
Cách thực hiện khá đơn giản: Bạn sử dụng băng ép quấn quanh cổ tay đang bị sưng. Nên quấn băng khoảng tầm 2 đến 3 ngày là tháo ra. Lưu ý, băng cần được quấn vừa phải, không nên quấn quá chặt làm máu khó lưu thông gây ra tình trạng bầm tím nặng hơn.
Nâng cao tay
Ở bước cuối cùng này, bạn cần tìm cho mình một cái gối để nâng cao cánh tay, hoặc dùng một lượt vải, khăn lớn để nâng đỡ cổ tay đang bị đau. Điều này sẽ giúp tay hạn chế tối đa việc dùng lực và giảm sưng nhanh chóng tại nhà.
Chấn thương cổ tay khi chơi cầu lông như nào thì cần đi khám?
Điều trị tại nhà vừa tiết kiệm chi phí vừa tiết kiệm thời gian. Nên mọi người thường chọn cách này. Tuy nhiên bạn không nên quá chủ quan. Trong trường hợp vết thương nặng thì bạn vẫn cần theo dõi chuyên sâu để điều trị bằng cách đến các trung tâm y tế thăm khám.
- Nếu sau khi đã xử lý nhưng cơn đau vẫn kéo dài và cổ tay bị biến dạng, không thể cử động. Bạn cần đến bệnh viện nhanh chóng để được điều trị kịp thời. Lúc này có thể không còn đơn giản là những cơn đau cơ mà có thể bạn đã bị gãy xương, trật khớp và cần can thiệp y khoa.
- Nếu khớp cổ tay không bị biến dạng và xử lý tại nhà có sự thuyên giảm. Bạn có thể nhờ bác sĩ kê đơn thuốc uống tại nhà để vết thương hồi phục nhanh chóng hơn. Nếu trong 1 đến 2 ngày tình hình vẫn không khá hơn. Bạn hãy đi gặp bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra. Tình trạng đau nhức kéo dài thì tuyệt đối không được chủ quan mà phải khám chữa bệnh sớm nhất có thể
Phòng ngừa chấn thương cổ tay khi chơi cầu lông như thế nào?
- Bạn nên bổ sung thành phần canxi cho cơ thể. Bằng các loại thực phẩm ăn uống hằng ngày. Nếu bạn quá bận thì có thể dùng các loại thực phẩm chức năng uy tín để bổ trợ
- Tránh va chạm hoặc té ngã khiến cổ tay bị va đập gây chấn thương
- Cần lên lịch luyện tập cầu lông phù hợp. Không nên tập quá sức và cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý
- Ngoài việc tìm mua những loại vợt cầu lông vừa với sức đánh. Bạn có thể sử dụng thêm các loại vật dụng hỗ trợ cho cổ tay
- Không bao giờ được quên khởi động trước khi ra sân để làm nóng các khớp tay và cơ thể
- Các động tác kỹ thuật đánh cầu lông phải đúng chuẩn. Tránh đánh sai tư thế gây đau đớn cho cổ tay
- Không dùng những loại vợt quá nặng hoặc quá nhẹ. Đặc biệt là đối với những người có cổ tay yếu
- Hãy bổ sung các loại thực phẩm thiết yếu cho dân thể thao như cá hồi, quả anh đào, dứa, gừng và nghệ
Qua bài viết trên, hy vọng sẽ mang lại cho bạn nhiều kiến thức giá trị và bổ ích. Nhằm giúp bạn có thể xử lý các trường hợp chấn thương cổ tay khi chơi cầu lông. Hãy cố gắng giữ gìn sức khỏe và chơi đúng cách, đúng kỹ thuật. Thì chắc chắn các cơn đau cổ tay sẽ không còn là nỗi bận tâm của bạn nữa!
- Miếng dán nặng đầu vợt cầu lông bám dính, chống xước tốt
- Kỹ thuật treo cầu – Hướng dẫn thực hiện động tác chuẩn xác
- Căng vợt ảnh hưởng gì? Giá căng vợt cầu lông tốt nhất là bao nhiêu?
- Lợi ích của việc chơi cầu lông cực tốt mà bạn không nên bỏ qua
- Nguyễn Thùy Linh vận động viên cầu lông nữ – hy vọng số một Việt Nam.
- Top 5 Shop vợt cầu lông Thủ Đức uy tín, chính hãng hiện nay
- Thông số – Kích thước vợt cầu lông tiêu chuẩn nhất thế giới
- Top 5 mẫu vợt cầu lông chuyên thủ được yêu thích nhất 2024
Tư vấn: