Đối với bộ môn cầu lông thì các sự cố xảy ra đối với vợt như: dứt dây, gãy khung hay gãy cán là các vấn đề thường không thể tránh khỏi. Nhiều nguyên nhân và sự cố có thể vô tình xảy ra trong lúc chơi cầu lông hay bảo quản vợt. Vậy trong tình trạng vợt bị hư hại chúng ta cần làm gì và sữa chữa ra sao? Bài viết dưới đây sẽ cho các bạn biết từng trường hợp và cách sửa vợt cầu lông.
Sửa vợt cầu lông khi gãy cán vợt
Nguyên nhân gãy cán
Nguyên nhân vợt cầu lông bị gãy cán thường do chất lượng cán từ nhà sản xuất kém, điều kiện bảo quản vợt kém, không ngăn mồ hôi tay thấm vào cán vợt hay va chạm quá mạnh.
Cách sửa vợt cầu lông bị gãy khung
Nhìn chung, sửa chữa vợt cầu lông bị gãy cán không dể dàng. Việc xác định chính xác kích thước, chiều dài và trọng lượng của cán vợt cũ là khá khó khăn. Sau đó là tiến hành đục đẽo gỗ để tạo hình cán vợt. Tuy nhiên, cán vợt mới thay thế này sẽ rất khó có được trọng lượng và độ cân bằng so với trước đây. Nhất là những cây vợt áp dụng công nghệ cao như hiện nay.
Tiếp theo là bóc cốt cán gãy, tháo móc ghim và nắp đít chuôi của cây vợt. Quấn cột vợt nếu còn mới thì cần được giữ lại. Móc ghim và nắp đít cũng nên được giữ lại nếu còn nguyên vẹn. Vì móc ghim sẽ giúp cố định nắp đít cán vào phần cán gỗ thay vì phải dùng keo để cố định. Sửa chữa vợt gãy cán cần phải rất tỉ mỉ vì quá trình tháo lắp cần phải được thực hiện một cách cần thận để tránh làm hư hỏng các bộ phận còn nguyên vẹn.
Sau khi, trục vợt được tháo ra khỏi cán. Chúng ta cần phải mài bỏ lớp keo còn dính lại trên trục. Công đoạn này cần phải được làm cẩn thận, nếu mài quá tay sẽ làm mất cân bằng trọng lượng của cây vợt.
Khoan lỗ vít giữa để làm điểm cố định phần cán vợt với phần trục vợt và giúp thoát khí khi đổ keo dán. Lỗ khoan trên cán vợt cần phải trùng khớp với chiều dài trục vợt.
Tiếp theo đó là cố định trục vợt vào cán vợt mới và bôi keo dính lên phần đầu vợt. Đặt chính xác vị trí và chiều của nắp đầu vợt. Cuối cùng dùng ghim cố định phần nắp đít vợt vào đúng vị trí. Quấn lại phần cốt vợt cầu lông và quấn thêm lớp quấn cán mới.
Sửa vợt cầu lông bị gãy khung
Nguyên nhân gãy khung
Nguyên nhân khiến vợt bị gãy khung do khung vợt bị va đập mạnh hoặc khi căng dây với lục căng quá lớn. Vợt bị đè nén thường xuyên hoặc bị rơi rớt.
Cách sửa chữa
Để sửa chữa cây vợt cầu lông bị gãy khung, chúng ta cần dùng đến các lá carbon. Người ta sẽ dùng các lá carbon này quấn quanh khu vực bị gãy. Tiếp theo là quá trình hàn dưới nhiệt độ cao làm nóng chảy miếng carbon để định hình khung vợt. Các phân tử carbon được nung chảy sẽ liên kết với khung vợt. Tạo thành 1 thể liên kết sau khi nguội. Công đoạn tiếp theo là mài dũa phần nối để tạo độ thẩm mỹ.
Vợt sau khi sửa gãy khung không nên căng dây quá mức. Vì căng dây quá mức sẽ có thể tiếp tục làm cho mối nối bị bung hoặc tiếp tục gãy ở vị trí khác.
Sửa vợt cầu lông bị đứt dây
Nguyên nhân vợt đứt dây
Nguyên nhân vợt bị đứt dây thường do người chơi phát lục đánh quá mạnh hay tiến hành căng vợt không đúng chuẩn. Một nguyên nhân khác là dây đan vợt đã hết hạn sử dụng. Quá trình bảo quản vợt ở nơi độ ẩm quá cao cũng làm dây dể bị hư hại.
Các bước sửa vợt
Khi vợt bị đứt dây bạn không nên giữ nguyên tình trạng dây đứt và đem về nhà. Hoặc khi nào rảnh rỗi thì mới đem vợt đi sửa chữa. Vì nếu giữ nguyên tình trạng trong thời gian dài. Nó sẽ khiến cho khung vợt của bạn bị méo do mất cân bằng lực. Do đó, bạn nên cắt bỏ dây bị đứt ngay khi vợt có tình trạng đứt dây vợt.
Cách tốt nhất để sửa chữa vợt bị đứt dây là thay mới toàn bộ dây cũ bằng dây căng mới để đảm bảo chất lượng của cây vợt và sử dụng lâu dài hơn. Vì thay toàn bộ dây cước mới sẽ đảm bảo được độ căng tối ưu và chính xác nhất. Đảm bảo được độ bền của dây cước và độ bền của khung vợt ở mức tốt nhất. Tuy nhiên, thay toàn bộ thì chi phí sẽ cao hơn so với chỉ thay 1 đoạn dây cước bị đứt.
Hy vọng bài viết trên có thể gửi tới các bạn thông tin để bạn có thể tham khảo. Và đưa ra được giải pháp tốt nhất về các phương pháp sửa vợt đúng kỹ thuật. Hy vọng sẽ cung cấp thêm kiến thức bổ ích giúp các bạn hiểu hơn về cây vợt cầu lông của mình.
- Mẹo chữa chuột rút bắp chân cấp tốc tại nhà cực hiệu quả
- Top 4 mẫu vợt Yonex dưới 1 triệu đáng mua nhất 2023
- So sánh khác biệt giữa căng dây vợt cầu lông 4 nút và 2 nút
- Loại cầu lông nào tốt nhất và được ưa dùng nhất trong năm 2024
- Chấn thương lật cổ chân khi chơi cầu lông và cách điều trị
- TOP 5 mẫu vợt yonex cho người mới chơi cực hot 2024
- Các loại quấn cán vợt cầu lông tốt nhất được ưa dùng năm 2024
- Hướng dẫn vẽ sân cầu lông ngoài trời đúng chuẩn thi đấu?
Tư vấn: